•  CHIVAS 21 NĂM
    2.900.000/ Chai 700 ml VND
    CHIVAS 21 NĂM

    Rượu Chivas 21 hay "Royal Salute 21 Years Old" là kết quả...

    Chi Tiết
  •  CHIVAS 18 NĂM
    1.290.000/Chai 700 ml VND
    CHIVAS 18 NĂM

    Rượu Chivas 18 là sự pha trộn đậm đà , độc đáo và nhiều...

    Chi Tiết
  •  CHIVAS 12 NĂM
    580.000 / Chai 700 ml VND
    CHIVAS 12 NĂM

    Rượu Chivas 12 năm , khởi nguồn của dòng rượu Chivas có thương...

    Chi Tiết

Thị trường đồng phục hoc sinh cạnh tranh cao

Thị trường lớn nhưng cạnh tranh ngày một gay gắt khiến các cơ sở chuyên may đồng phục học sinh phải xoay xở đủ cách để giành hợp đồng mỗi mùa tựu trường.

thi-truong-dong-phuc-hoc-sinh

Hình 1: Thị trường đồng phục học sinh cạnh tranh khốc liệt với các đơn hàng lớn cho học sinh , sinh viên năm 2014


 Dịp cuối tháng 8 là chuỗi ngày bận rộn bậc nhất trong năm của anh Tiến, chủ cơ sở chuyên nhận may đồng phục tại từ quận Thanh Xuân (Hà Nội). Ngược xuôi khắp các mối cũ, liên hệ một số trường mới, đến nay, ông chủ này ký được 5 hợp đồng may đồng phục học sinh tiểu học và trung học cơ sở. Lượng đặt tuy không nhiều hơn năm ngoái là bao, song anh Tiến cũng tạm hài lòng, nhất là trong bối cảnh phải cạnh tranh khốc liệt với nhiều cơ sở khác.

Hà Nội hiện có hơn 2.500 trường học, cơ sở đào tạo với gần 1,6 triệu học sinh các cấp. Không phải nơi nào cũng đặt may đồng phục khi bước vào năm học mới nhưng đây vẫn là thị trường hấp dẫn với các doanh nghiệp cũng như cơ sở may mặc. Đồng phục học sinh không phải thay đổi nhiều về mẫu mã, đường kim mũi chỉ không cần quá chau chuốt trong khi có thể sản xuất với số lượng lớn.

Chính vì lý do này, anh Tiến cho biết vài năm gần đây, các đơn vị hoạt động trong cùng lĩnh vực phát triển mạnh tại Hà Nội và các tỉnh lân cận. Rục rịch từ đầu hè song phải đến cuối tháng 8, cạnh tranh bắt đầu vào cao điểm khi các trường chuẩn bị cho năm học mới, phổ biến chủ trương rồi thu tiền đồng phục trong các cuộc họp phụ huynh... Công việc sản xuất cũng phải song song với quá trình này và chỉ kết thúc vào khoảng cuối tháng 9, khi đồng phục đã đến tay học sinh.

"Đơn vị nào cũng nhận có xưởng may nhưng không nhiều nơi sản xuất trực tiếp. Đa phần chỉ là các đầu mối cung cấp dịch vụ, thậm chí chỉ làm theo mùa", anh Tiến cho biết. Cũng theo ông cơ sở này, sau khi nhận được hợp đồng, nhiều nơi làm dịch vụ có thể chia nhỏ đơn hàng cho nhiều xưởng may nhỏ gia công. Thậm chí, họ có thể đưa về các điểm ở ngoại thành hoặc tỉnh khác để có được giá thành rẻ.


 Theo những người trong nghề, điểm mấu chốt trong việc kinh doanh đồng phục học sinh là quan hệ thân thiết với nhà trường.

Cách đây 3 năm, khi công ty mới hoạt động, anh Tiến từng để mất một hợp đồng lớn do chủ quan. Sau đó, anh mới được rút được kinh nghiệm về việc phải duy trì quan hệ với nhà trường suốt cả năm học, thay vì chỉ mỗi dịp khai giảng. Điều này càng có ý nghĩa tại miền Bắc, khi ngoài dịp khai giảng, nhiều trường còn tổ chức may đồng phục mùa đông cho học sinh.

Anh Xuân, đại diện một cơ sở may đồng phục tại quận Ba Đình cho biết, với các hợp đồng dành cho học sinh, công ty thường làm việc với 2 nhóm khách hàng. Một là các trường, hai là thông qua công ty dịch vụ.

"Các công ty dịch vụ ký hợp đồng với trường, sau đó đặt may của chúng tôi. Với những khách hàng này, công ty thường phải chiết khấu lớn hơn nên giá thành sản phẩm cao hơn", anh nói.

Vị giám đốc cho biết, một bộ đồng phục cấp I và II của đơn vị anh khi báo giá cho khách dao động từ 100.000 đến 140.000 đồng tùy chất vải, gồm cả in thêu logo. Mức giá quần áo thu đông (quần âu, áo dài tay) và xuân hè (quần sooc, áo cộc tay) chênh lệch nhau chỉ 10.000 đồng. Với đồng phục mầm non, giá thường thấp hơn 20.000-30.000 đồng mỗi bộ. Đồng phục cấp III giá cao nhất, đắt hơn tiểu học khoảng 20.000-30.000 đồng.

Theo anh Xuân, doanh nghiệp thường chiết khấu cho phía các trường từ 10-15%, tùy số lượng đặt hàng. "Tuy nhiên, với những hợp đồng lớn, khách thường yêu cầu mức chiết khấu cao hơn. Khi đó, nơi sản xuất lại phải cắt giảm những chi phí khác như nguyên liệu, nhân công... Chúng tôi cũng không dám công khai mức chiết khấu này trong các bản tin quảng cáo vì sợ đối thủ cạnh tranh", anh cho biết.

Ngoài ra, trong các bản hợp đồng, đại diện nhà trường muốn ghi giá bao nhiêu doanh nghiệp cũng chiều lòng. "Khách hàng thường đề nghị ghi giá trong hợp đồng cao hơn tầm 10-30% thực tế”, anh cho hay.

Trao đổi với VnExpress, chị Hoàn, nhân viên một công ty chuyên may đồng phục tại Minh Khai cũng cho biết đơn vị này chiết khấu từ 10-20% cho khách, tùy thỏa thuận. Nhiều khách hàng yêu cầu mức lớn hơn, thậm chí tới 30%, đồng thời số tiền ghi trong hóa đơn bao giờ cũng cao hơn giá thực tế từ 15-20% với lý do để “gây quỹ trường".

"Đơn vị nào yêu cầu chiết khấu quá cao, chúng tôi lại phải lựa chọn những chất liệu và tìm những nơi gia công giá rẻ", chị cho hay.

Chị Nhung, Nguyễn Lương Bằng, Đống Đa có một xưởng may nhỏ chuyên nhận gia công những mặt hàng đồng phục học sinh cho các doanh nghiệp tính toán mỗi bộ, những đơn vị dịch vụ lãi tối thiểu khoảng 30.000 đồng. "Nếu ra ngoại thành gia công, mức lãi nhiều hơn. Những doanh nghiệp có xưởng may thì lợi nhuận có thể gấp đôi", chị Nhung cho hay.

Tuy vậy, do dịch vụ này phát triển mạnh trong mấy năm gần đây, nên các doanh nghiệp cạnh tranh nhau rất mạnh mẽ. Thường xuyên được nhà trường giao nhiệm vụ đặt đồng phục, chị Hiền, công tác tại trường tiểu học thuộc quận Đống Đa cho biết, năm nào cũng nhận được vài chục lời mời từ các doanh nghiệp khác nhau. "Để cạnh tranh, giá cả sản phẩm của các đơn vị chênh lệch nhau tới vài chục nghìn mỗi bộ. Bên cạnh đó là mức chiết khấu thường không được thông báo công khai mà có thể thỏa thuận, dao động từ 10 đến 30%", chị cho hay .